Chính sách vận chuyển

1.  MỘT SỐ KHÁI NIỆM 

“Bên A”, “Chúng tôi”, “Của chúng tôi”  có nghĩa là OrderJP.

“Bên B”, “Người gửi”, “Của người gửi” có nghĩa là người gửi lô hàng, người gửi hay người nhận lô hàng, người giữ phiếu gửi hàng, người nhận và chủ của lô hàng hay bất kỳ bên nào có quyền lợi pháp lý đối với lô hàng đó, hay bất kỳ bên nào có quyền lợi đối với việc thực hiện các dịch vụ khác.

“Vận chuyển” có nghĩa và bao gồm toàn bộ các hoạt động và dịch vụ mà chúng tôi thực hiện có liên quan đến việc vận chuyển lô hàng;

“Các dịch vụ khác” có nghĩa là tất cả các dịch vụ khác ngoài dịch vụ vận chuyển các lô hàng được chúng tôi thực hiện, ví dụ như việc lưu kho, phân loại, sắp xếp, tập hợp, đóng gói, lắp đặt, các dịch vụ giá trị gia tăng và quản lý việc vận chuyển;

“Lô hàng” có nghĩa hàng hóa hay tài liệu bất kỳ loại nào (cho dù hàng rời hoặc trong một hay nhiều gói hàng) mà chúng tôi đã nhận để vận chuyển từ một địa chỉ này đến địa chỉ khác, hoặc chúng tôi đã nhận để thực hiện các dịch vụ khác cho dù là có phiếu gửi hàng hay không;

“Các mặt hàng cấm” có nghĩa là bất kỳ hàng hóa hay tài liệu bị cấm vận chuyển theo luật, quy chế hay quy định tại bất kỳ quốc gia hàng vào hay tại quốc gia mà lô hàng đang chuyển đi;

2, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

– Bên A cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng hóa và tài liệu cho Bên B từ địa điểm nhận ở nước ngoài gửi về địa điểm phát tại Việt nam.

– Bên A chỉ nhận chuyển phát hàng hóa và tài liệu được Pháp luật cho phép.

– Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho Bên B.

– Bên A cung cấp dịch vụ đại lý làm thủ tục Hải quan cho Bên B( Tức thay mặt bên B làm thủ tục nhập khẩu và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa  nhập khẩu của bên B).

3,  GIÁ CƯỚC VÀ CÁC KHOẢN LỆ PHÍ, THUẾ

– Giá cước dịch vụ vận chuyển hàng hóa được thực hiện theo bảng giá cước hiện hành của OrderJP.

– Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu lô hàng.

– Khi có thay đổi về giá cước dịch vụ, Bên A phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho Bên B bằng văn bản và được Bên B đồng ý về giá cước điều chính và thời điểm áp dụng.

4, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI HẠN THANH TOÁN

– Bên A thống kê số lượng, khối lượng hàng hóa đã được gửi, tiền cước tương ứng, các khoản thuế, lệ phí nếu có  và gửi cho Bên B bảng kê chi tiết theo từng đơn hàng.

– Bên B đối chiếu số liệu bảng kê chi tiết và có phản hồi ngay cho bên A để Bên A xuất phiếu thu hoặc hóa đơn tài chính ( Hóa đơn GTGT ) cho Bên B.

Bên B phải thanh toán trước 70% giá trị đơn hàng và số còn lại được thanh toán ngay khi giao hàng. (Đối với dịch vụ mua hộ hàng)

Bên B sẽ thanh toán toàn bộ giá trị cước vận chuyển khi nhận hàng bằng các hình thức dưới đây ( Đối với dịch vụ hàng gom và dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế)

– Hình thức thanh toán:             £ Chuyển khoản                                          £ Tiền mặt

5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A :

5.1Quyền của Bên A

– Yêu cầu Bên B cho kiểm tra nội dung hàng hóa được yêu cầu chuyển phát.

– Hàng hóa có địa chỉ, thông tin không rõ ràng yêu cầu Bên B bổ sung trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm yêu cầu bổ sung.

– Từ chối cung cấp dịch vụ khi Bên B vi phạm pháp luật về bưu chính.

5.2 Nghĩa vụ của Bên A

– Cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ cho Bên B bao gồm giá cước, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các thông tin liên quan khác.

– Thực hiện việc chuyển phát hàng hóa  theo đúng yêu cầu của Bên B và thể lệ chuyển phát hàng hóa theo quy định của pháp luật.

– Thay mặt Bên B thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

–  Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

– Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về dịch vụ của Bên B.

– Bồi thường thiệt hại cho Bên B theo ĐIỀU 7.

– Trong trường hợp gói bọc hàng hóa bị hư hỏng hoặc vỏ bọc hàng hóa bị rách nát, Bên A phải thông báo ngay cho Bên B để thống nhất cách xử lý.

– Thông báo cho Bên B bằng văn bản các chính sách cung cấp dịch vụ áp dụng đối với khách hàng như ưu đãi, khuyến mãi … (nếu có) và thời gian áp dụng các chính sách nêu trên.

– Nộp thay và thu lại của Bên B các khoản thuế, phí và lệ phí ( nếu có ).

6, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

6.1 Quyền của Bên B

– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin đầy đủ về dịch vụ.

– Được đảm bảo bí mật thông tin và an toàn đối với thông tin dưới dạng văn bản, kiện, gói, hàng hóa.

-Yêu cầu Bên A giải quyết khiếu nại về dịch vụ đã sử dụng.

– Được bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hợp đồng cung cấp dịch vụ và quy định của pháp luật.

– Bên B có quyền tạm ngưng hoặc từ chối sử dụng dịch vụ của Bên A tại bất cứ thời điểm nào mà không cần báo trước và đưa ra bất cứ lý do gì.

6.2 Nghĩa vụ của Bên B

– Khi gửi hàng hóa phải kèm theo hóa đơn mua hàng

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin dưới dạng văn bản, kiện, gói, hàng hóa.

– Tuân thủ các quy định của Bên A và của pháp luật về các mặt hàng cấm gửi, gửi có điều kiện đối với hàng hóa.

– Chịu trách nhiệm đóng gói hoặc phí đóng gói các đồ đặc biệt, dễ vỡ , đảm bảo quy cách vận chuyển.

– Cung cấp vận đơn hợp lệ, các giấy tờ cần thiết khác và thông báo đầy đủ và kịp thời cho Bên A biết các thông tin liên quan đến hàng hóa ( tên, địa chỉ người gửi, số điện thoại, trọng lượng, nội dung hàng hóa ) để Bên A xác nhận và thực hiện.

– Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu thiệt hại phát sinh do lỗi của Bên B theo quy định của pháp luật.

– Thanh toán đầy đủ cước phí và các khoản lệ phí, thuế nhập khẩu nếu có.

7, MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

– Trường hợp bị mất do lỗi Bên A:

Đối với trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc.

+ Hàng quần áo, thời trang, phụ kiện, điện tử, gia dụng… cước phí tính theo cân nặng sẽ bồi thường theo giá trị sản phẩm hoặc tối đa không quá 01triệu đồng/1kg.

+ Các mặt hàng giá trị cao >10,000JPY hoặc >100$ cước phí tính theo % giá trị, thì bồi thường 100% giá trị hàng.

Điều kiện bồi thường với hàng giá trị cao: Khách hàng phải cung cấp đầy đủ invoice của hàng hóa cho công ty trước khi gửi hàng tới kho vận chuyển đầu nước ngoài của công ty .

+ Trường hợp bị hư hỏng, mất mát một phần : Bồi thường = tỷ lệ % đã mất, hư hỏng * mức giá trị của hàng hóa theo Invoice kèm theo hàng.

  • Rách, vỡ, ướt thùng hàng của nhà sản xuất 5-10%: 5% giá trị hàng
  •  Hàng hóa bị bể vỡ, móp, hư hại từ 11% đến 30%: 15% giá trị hàng
  • Hàng hóa bị bể vỡ, móp, hư hại từ 31% đến 50%: 35% giá trị hàng
  • Hàng hóa bị bể vỡ, hư hại, móp từ 51-100%: 40-100% giá trị hàng

+ Đối với hàng dễ vỡ, dễ móp méo như đồ gốm sứ. thủy tinh, vỏ nhôm, hộp đồ chơi,….công ty bồi thường theo giá trị nếu mất mát hoặc bị thất lạc nhưng không chịu trách nhiệm bồi thường hàng bị vỡ hoặc móp méo nếu hàng hóa không được đóng theo quy cách với hàng dễ vỡ.

 

Trường hợp hàng hoá bị cơ quan chức năng tạm giữ để kiểm tra hoặc yêu cầu tạm dừng nhập khẩu:

+ Không đền bù thiệt hại gián tiếp nếu hàng bị chậm hơn so với cam kết thông thường

+ Bồi thường tối đa 50% giá trị hàng hoá nhưng không quá 1 triệu đồng/kg trong trường hợp hàng bị thu giữ.

 

8, MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Bên A không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau :

– Hàng hóa đã được phát đúng thoả thuận trong hợp đồng và quy định.

– Việc Bên B không cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc chuyển phát hàng hóa là nguyên nhân dẫn tới các thiệt hại như hàng hóa để lâu bị hỏng, bị phạt vi phạm, bị tịch thu.

– Hàng gửi bị hư hại, mất mát do lỗi của Bên B hoặc do đặc tính tự nhiên.

– Hàng gửi bị cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền tịch thu hoặc gửi về bị tịch thu theo điều lệ của nước nhận.

– Các thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thực hiện được do việc mất mát, hư hỏng, phát chậm bưu gửi gây ra.

– Người gửi không có chứng từ xác nhận việc gửi hàng hóa.

– Các trường hợp bất khả kháng như: động đất, bão lụt, chiến tranh, bạo loạn, máy bay rơi,  hãng bay làm thất lạc hàng…

– Đối với nhóm hàng hóa dễ vỡ, dễ móp méo (đồ gốm sứ, thủy tinh, hộp giấy, hộp đồ chơi…) công ty chỉ đền bù trong trường hợp bị mất, không đền bù nếu bị sứt vỡ, móp méo.

– Do Khách Hàng tự đóng gói không đảm bảo quy cách vận chuyển.

– Không bồi thường hàng do Seller bán giao thiếu, hàng bị lỗi với trường hợp mua hàng trên https://www.ebay.com/; https://auctions.yahoo.co.jp/ .

– Thời gian khiếu nại quá 1 ngày kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa.

9, LƯU Ý VỀ QUY CÁCH TÍNH CÂN NẶNG

a,  Quy tắc phân biệt hàng nặng và hàng cồng kềnh

– Phí vận chuyển được tính theo hai cách là trọng lượng theo hàng nặng, và thể tích cho hàng cồng kềnh/hàng.

– Hàng nặng và cồng kềnh được phân biệt theo cách sau:

* Hàng nặng có trọng lượng thực tế lớn hơn cân nặng quy đổi

* Hàng cồng kềnh có trọng lượng thực tế nhỏ hơn hoặc bằng cân nặng quy đổi

Cách tính cân nặng theo thể tích: (Số cm chiều dài x Số cm chiều rộng x Số cm chiều cao)/6000

Nếu số này lớn hơn số kg thực tế thì lấy số này làm căn cứ để tính phí vận chuyển.

Ví dụ:Một kiện hàng có số cân nặng là 12kg và có số đo 3 chiều như sau: chiều (dài, rộng, cao) = (50cm, 40cm, 45cm)

=> Thì khi tính theo công thức dành cho hàng hóa cồng kềnh sẽ quy đổi ra số kg như sau:

(50 x 40 x 45)/6000 = 15kg

=> Như vậy, số kg dùng để tính cước là 15kg chứ không phải 12kg

b, Tính giá vận chuyển khi hàng về

Khách hàng chú ý, với đơn hàng của quý khách gồm nhiều sản phẩm và về làm nhiều đợt thì hàng về tới đâu công ty sẽ tính phí tới đó. Phí vận chuyển sẽ tính theo số hàng về của khách trong một thời điểm chứ không tính theo tổng đơn hàng.

Với các đơn hàng số lượng lớn/ giá trị cao, quý khách liên hệ đến OrderJP để có được mức giá tốt nhất.

 

10, QUY ĐỊNH LƯU KHO HÀNG HÓA

Đối với dịch vụ vận chuyển/gom hàng chi phí lưu kho sẽ được tính như sau:

Tại kho Nhật Bản phí lưu kho là 5 JPY/ngày/Kg, tương đương 1000đ/ngày/kg (Chỉ áp dụng cho hàng vận chuyển của tuyến Nhật Bản)

–  Sau 07 ngày kể từ khi hàng tới VP tại Nhật sẽ áp dụng phí lưu kho (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).

Tại Việt Nam phí lưu kho là 1.000đ/ngày/kg

–  Sau 07 ngày kể từ khi Khách Hàng nhận được báo giá và lịch phát hàng mà KH chưa nhận sẽ bắt đầu áp dụng phí lưu kho từ ngày thứ 8.( không tính chủ nhật, ngày nghỉ lễ)